Thiết kế nhà bếp tưởng dễ những lại ko hề dễ dàng như bạn nghĩ. Nếu bạn không phải là chuyên gia về nội thất thì bạn khó mà nhìn ra những khuyết điểm trong việc thiết kế không gian bếp cho gia đình mình làm sao và phù hợp nhất. Bài viết dưới đây Tủ Bếp Việt sẽ chia sẽ cho bạn những điều cơ bản cần phải biết trước khi thiết kế không gian bếp sao cho hợp lý nhé!!
Những điều cần phải biết khi thiết kế không gian bếp
1. Diện tích và không gian
Đầu tiên, Khi thiết kế tủ bếp các bạn nên lưu ý tới không gian và diện tích phòng bếp để làm sao thiết kế tủ bếp một cách phù hợp và thoải mái khi nấu nướng, các góc chết nên được tận dụng tối đa, các đường ống thoát nước nên được lắp đặt đúng với tiêu chuẩn đồng bộ trên bản vẽ của cả bên xây dựng và bên thi công nhằm mục đích không bị hao hụt hư hỏng trang thiết bị mà bạn chọn lựa trong không gian bếp
2. Kích thước tủ bếp
Tiếp theo đó chính là với chiều cao của người Việt Nam nói chung thì kích thước của những khoảng không gian giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới thường có thông số phù hợp như sau:
+ Tủ bếp dưới có độ cao từ 80 – 90 cm, độ sau trung bình từ 45-50cm,
+ Tủ bếp trên có độ cao từ 45 – 75cm, độ sâu trung bình từ 30-35cm.
+ Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi từ 60 – 80cm
+ Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực khoang chậu rửa và khu vực khác từ 40 – 60 cm.
+ Tổng chiều cao của toàn bộ tủ từ 2,4 m – 2,5 m
+ Tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1, 9m.
+ Tùy chiều cao của trần nhà bếp mà chọn loại cao hay thấp. Cao thì khoảng 2.4-2,5m. Thấp thì khoảng 2m.
+ Xác định vị trí để tủ, kệ trước khi thiết kế để thiết kế hình chữ L, chữ U, G, I hay tủ bếp đảo
3. Màu sắc
Đối với màu sắc bạn nên chọn màu làm sao cho tủ và tường phải hài hòa và cân đối, tạo được điểm nhấn của tủ, thông thường màu tường và màu tủ là hai màu tương phản nhau, màu tường phải làm nền nổi bật cho tủ bếp. Thường về màu sắc theo văn hóa Người Việt chúng ta sẽ chọn những màu theo phong thủy kết hợp với phong cách hiện đại, bạn nên tham khảo thật kỹ trên bản vẽ 3D để có cái nhìn tổng quan hơn trước khi đưa vào thực hiện.
4. Khí hậu
Khí hậu của mỗi vùng miền cũng khá quan trọng trong khâu chọn nguyên vật liệu để thiết kế nội thất, bạn nên cần tham khảo kỹ từ những chuyên gia tư vấn để có thể hiểu rõ hơn về đặc tính của khí hậu vùng miền sẽ ảnh hưởng đến chất liệu và được tư vấn làm sao để chọn được vật liệu thi công nội thất tủ bếp cho đẹp, bền bỉ và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu.
5. Trang trí
Phần giữa của tủ bếp và trên dưới trước đây thường được ốp gạch, nhưng ốp gạch thường có các vân chỉ, sau một thời gian thường bị bám bẩn, khó lau chùi trông mất thẩm mỹ khu bếp, vì vậy hiện nay kính màu cường lực được thay thế và ốp vào vị trí trên, dễ lau chùi và có nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn, tôn lên vẻ đẹp của khu bếp.
6. Thiết bị:
Hiện nay, phần thiết bị dành cho nhà bếp khá nhiều bao gồm: Bếp điện từ, Bếp Hồng Ngoại, Bếp gas, Máy hút mùi, Máy rửa sấy bát, Lò nướng, Lò vi sóng, Tủ Lạnh, Tủ Rượu,…Vì vậy, khi thiết kế chúng ta phải cân đối vị trí, diện tích cũng như nhu cầu thực tế để thiết kế hợp lý, tiện ích nhất.
7. Phụ kiện
Chúng ta cần lưu ý thêm về công năng cất giữ bảo quản đồ khô, thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bên trong tủ bếp đó chính là các phụ kiện cho tủ bếp như giá để đồ khô 5 tầng để thực phẩm, đồ khô, giá góc để dụng cụ nấu ăn nồi, xoong, chảo …(tận dụng khu vực góc chết) được lắp đặt cho bếp hình chữ U, L, G, mâm xoay (có chức năng gần giống với giá góc), giá dao thớt, ray trượt bình gas, thùng rác, thùng gạo (tự đóng mở thùng khi đóng mở cánh tủ), tay nâng (lắp đặt cho khoang tủ trên), có thể mở được ở các cao độ khác nhau, tiện dụng khi đóng mở các khoang tủ trên.
Ngăn kéo hiện nay thường được thiết kế dạng ray âm có trợ lực và giảm chấn, dù để nặng đến 50kg vẫn có thể đóng mở nhẹ nhàng, hoặc nếu có điều kiện có thể dùng ngăn kéo điện, chỉ cần đẩy nhẹ nhàng ngăn kéo tự động đóng mở các bạn có thể chọn các phụ kiện trên của hãng Blum (Áo) và Hafele (Đức). Bản nề cửa thường đi kèm giảm chấn, giúp khi đóng mở một cách nhẹ nhàng, không tạo sự va đập, bảo vệ gỗ và nước sơn.
Xem thêm: Top 20 Phụ kiện tủ bếp thông minh cho căn bếp hiện đại
8. Chất liệu
Tiếp đến đó chính là việc chọn lựa chất liệu cho không gian bếp việc này nhìn thì dễ nhưng lại rất khó vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chất liệu khác nhau mà bạn khó có thể phân biệt được, tùy theo giá thành lại có nhiều loại khác nhau, sau đây là một vài chất liệu được dùng thông dụng nhất bạn cần nên biết:
+ Gỗ tự nhiên: Có ưu điểm tạo nên một không gian bếp ấm cúng, sang trọng có thể phù hợp với thiết kế chung của toàn bộ ngôi nhà. Nhưng có khuyết điểm là với môi trường nóng ẩm dễ bị mối mọt, thấm nước và cong vênh nếu không ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách. Gỗ tự nhiên thường được làm với phong cách cổ điển hoặc cổ điển kết hợp hiện đại.
Các loại gỗ tự nhiên hiếm khi bị mối mọt là gỗ Giáng Hương – Pơ mu – Gụ nhưng giá thành đắt, gỗ Sồi, Xoan Đào thông dụng hơn vì có mức giá tầm trung, nếu ngâm tẩm sấy tốt thì cũng khó bị mối mọt.
Chúng ta có thể kết hợp gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo để giảm giá thành, hoặc nếu chúng ta thích phong cách hiện đại, cánh phẳng không có soi huỳnh.
+ Gỗ công nghiệp (Veneer) ván ép tổng hợp: Gỗ ván ép tổng hợp vẫn là gỗ tự nhiên được ép lại với nhau, gắn kết bằng keo, có ưu điểm hạn chế tối đa ẩm mốc, mối mọt và cong vênh phù hợp với khí hậu nhiệt đới hơn gỗ tự nhiên, giá rẻ hơn gỗ tự nhiên, có thể sơn phủ nhiều màu hoặc dán veneer để tạo vân gỗ, cánh phẳng theo phong cách hiện đại thuần túy, khuyết điểm không phù hợp với các kiểu dáng có chạm trổ, cong lọng, uốn lượn.
Nếu bạn chọn chất liệu gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thì nên mua sản phẩm của các thương hiệu có uy tín trên thị trường để đảm bảo việc ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách, đảm bảo không bị mối mọt – cong vênh.
9. Những lưu ý khác
Để giữ độ bền của tủ kệ thì tủ bếp lưu ý không nên đặt trực tiếp lên sàn mà luôn phải có chân tủ, đặc biệt là tủ làm bằng gỗ. Tủ treo cũng không nên ốp sát tường để tránh sự ẩm mốc, nếu ốp sát tường thì phải được lót tấm Alumex chống ẩm, hoặc linon chống thấm. Các ngăn tủ cũng được lắp hệ miếng lót cao su hoặc nhôm thoát mùi để thông thoáng bên trong, hạn chế tối đa nguy cơ ẩm mốc, mối mọt.
Khi mua tủ bếp gỗ, cần quan tâm đặc biệt đến những phụ kiện đi kèm như tay nắm, bản lề để không bị gỉ sét quá nhanh nên sử dụng của các hãng nổi tiếng như KitPlus – Hafele, với nhà ẩm thấp thì chân tủ nếu có điều kiện nên được làm bằng nhựa hoặc nhôm để tránh mối, mọt, nước chiều cao chân tủ từ 10 – 15 cm. Nếu muốn chắc chắn thì dưới bồn rửa bạn có thể lắp thêm một tấm nhôm mỏng phủ mặt đáy tủ để chống thấm nước.
Hiện nay thiết bị bếp có nhiều loại và hầu hết là bếp dạng âm, hút mùi dạng ống khói các thiết bị này làm tăng thêm vẻ đẹp, hiện đại cho phòng bếp với các thiết bị bếp phụ kiện thường được cung cấp đồng bộ theo tủ bếp, nhưng bạn vẫn lưu ý là nên chọn nơi uy tín và có thương hiệu để có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm, không nên tham rẻ lại thành đắt về sau.
10. Có 2 phong cách lắp đặt và thiết kế tủ bếp phổ biến
Tủ bếp được làm hoàn toàn bằng gỗ hoặc xây khung gạch sau đó mới lắp phần cánh gỗ bên ngoài. Mỗi cách làm đều có ưu, nhược điểm riêng.
Loại xây gạch có thể tiết kiệm chi phí và bền hơn, nhưng có thể tốn nhiều diện tích hơn, cố định và không thể di dời khi cần thiết. Ngoài ra, khi lắp đặt hệ thống cửa vào khung gạch cũng khá khó khăn và có thể không khít, thường khó dùng ngăn kéo, vì bản lề, ray trượt chỉ áp dụng cho gỗ, sau một thời gian thường có mùi ẩm mốc khó chịu.
Trong khi đó, loại tủ gỗ toàn bộ có thể độ bền sẽ không bằng, giá thành lại đắt hơn, nhưng chắc chắn sẽ sang trọng, sạch sẽ và áp dụng được phụ kiện tốt hơn, công năng sử dụng cao hơn, có thể di chuyển tủ
Các dạng tủ bếp và phụ kiện, thiết bị kèm theo
Trong thiết kế và sản xuất tủ bếp, phổ biến có 3 kiểu tủ bếp cơ bản đó là các loại tủ bếp chữ I, L, Đảo. Mỗi loại bếp phù hợp với một loại không gian, và các loại thiết bị đi kèm. Ngoài 3 dạng tủ cơ bản hiện nay với phòng bếp diện tích đủ lớn khách hàng có thể chọn loại bếp dạng chữ U, chữ G hay dạng Hành lang (hai tủ chạy song song).
10.1 Tủ bếp dạng chữ I ( thẳng sát theo tường)
Tủ bếp dạng chữ I thường được thiết kế nằm dọc theo tường đứng, Nó phù hợp cho không gian diện tích hẹp, Nên công năng sử dụng cũng như không gian làm việc ít.
Các Phụ kiện, Thiết bị cho bếp dạng chữ I:
- Giá để đồ khô đa tầng ( khu vực lưu trữ thực phẩm).
- Ray trượt ngăn kéo: + Ray kéo âm ½, ¾ , ray âm toàn phần có mút êm, giảm chấn.
- Ray âm điện
- Ray bi ( ray thường).
- Nay co: ( Nay nắm), bản lề, giảm chấn (nút êm).
- Ray trượt bình gas: ( Niện dụng khi thay gas).
- Thùng rác: ( lắp dưới khoang chậu rửa ).
- Thùng gạo: ( Thường để khoang riêng, tiện dụng, vệ sinh gần vị trí chậu rửa).
- Giá dao thớt: ( Lắp đặt khoang riêng thường ở vị trí chậu rửa)
- Giá bát đĩa: ( Lắp đặt cho khoang để bát đĩa, phần tủ bếp trên của khoang chậu rửa).
- Nay nâng: ( Áp dụng cho cánh lật, Khoang tủ bếp trên có thể mở ở các độ cao khách nhau phù hợp với người sử dụng, tạo sự thoải mái dễ dàng khi thao tác).
- Thanh chống pittong: ( Áp dụng cho khoang cánh mở, khi mở cánh tủ pittong sẽ đẩy cánh tủ trên, giá thành rẻ hơn tay nâng nên thường được thay thế khi có sự lựa chọn về mặt tài chính).
- Khay chia: ( Áp dụng cho khoang ngăn kéo để các vật dụng chế biến, được chia theo từng ngăn ô tạo sự ngăn lắp, gọn gàng, vệ sinh cho các vật dụng nhà bếp
- Bếp Gas: Nùy theo diện tích có thể chọn loại bếp 60cm – 70cm hay 80cm, cũng có thể chọn bếp âm điện, bếp âm từ thay thế bếp gas.
- Hút mùi: Áp dụng cho loại bếp chữ I có các loại hút mùi như: hút mùi treo tường ( dạng ống khói), hút mùi âm tủ, hút mùi cổ điển. Nùy theo không gian và diện tích, giá tiền, để chọn loại hút mùi phù hợp.
- Chậu rửa: Nùy theo diện tích, nhu cầu sử dụng có thể chọn loại 1 hố hay 2 hố, có bàn soạn hay không hoặc chậu góc, thẳng…
- Vòi rửa: Hiện nay vòi rửa thường là vòi chậu, không lắp dạng vòi tường theo kiểu xưa. Có nhiều loại vòi để lựa chọn tùy theo yêu cầu như độ cao, tính năng ( dây rút, gật gù…)
Mời bạn tham khảo qua: Phụ kiện tủ bếp cao cấp KitPlus
+ Phụ kiện thiết bị khác ( nếu có):
- Máy lọc nước ( lắp đặt dưới khoang chậu rửa).
- Máy bơm ( lắp đặt dưới khoang chậu rửa).
- Bình xịt xà phòng ( lắp thêm trên chậu rửa).
+ Vật liệu:
- Đá bàn bếp: Đá bàn bếp thường được sử dụng hai loại đá chính là đá tự nhiên và nhân tạo, Mầu sắc có thể lựa chọn theo sở thích hoặc theo tư vấn của chuyên gia thiết kế.
- Kính ốp tủ bếp: Thường được ốp phần giữa của tủ bếp trên và dưới, Thay thế cho gạch đá, có tính năng dễ lau chùi, không bám bẩn, nhiều mầu sắc để lựa chọn cũng như tính thẩm mỹ cao.
10.2 Tủ bếp dạng chữ L
Tủ bếp dạng chữ L tạo ra một không gian thoải mái cho việc đi lại cũng như chỗ ngồi khi chúng ta sử dụng nhà bếp, ngoài ra nó có một góc vuông nối giữa hai phần tủ, trước đây phần nối này thường được gọi là góc chết ( vì không tận dụng được gì tại góc này) ngày nay chính góc vuông này đã tạo ra cho chúng ta rất nhiều không gian lưu trữ tiềm năng, khi chúng ta thiết kế tủ bếp với giá góc liên hoàn linh hoạt tại vị trí này hoặc nhỏ hơn có thể dùng mâm xoay.
– Cũng giống như tủ bếp chữ I (thẳng sát theo tường) về các thiết bị và phụ kiện kèm theo nó thì tủ bếp chữ L chúng ta có thể tăng công năng sử dụng bằng việc lắp thêm phụ kiện sau:
+ Giá góc liên hoàn: Áp dụng cho góc vuông với bếp chữ L, Có hai loại giá góc, giá góc mở cánh phải hoặc cánh trái và các mức giá đề lựa chọn phù hợp với yêu cầu sử dụng của từng khách hàng. Với phụ kiện tiện lợi này cúng ta có thể để các vật dụng như ( nồi, xoong, chảo, hoặc đồ nấu ít dùng…).
>>>> Tham khảo tại đây.
+ Mâm xoay: Áp dụng cho góc nối với bếp hình chữ L, Khi chúng ta không lựa chọn giá góc liên hoàn, có mức giá rẻ hơn nhưng công năng sử sụng không cao bằng như giá góc liên hoàn, có các loại mâm xoay như mâm xoay ½, ¾ , tùy theo nhu cầu, mức giá để ta lựa chọn cho phù hợp.
>>>> Tham khảo tại đây.
10.3 Tủ bếp đảo
Với tủ bếp đảo thì chúng ta cần một không gian bếp đủ rộng, nếu chúng ta có đủ không gian thì bếp đảo là sự lựa chọn hoàn hảo, nó tạo ra một không gian mở và cho người dùng có thể tiếp cận hoặc sử dụng từ các hướng.
Thông thường khu vực nấu hoặc khu vực chuẩn bị được đặt ở vị trí đảo, khi khu vực chuẩn bị được đặt ở đây ta có thể đặt thêm chậu rửa để rút ngắn khoảng cách hoạt động khi chế biến, còn nếu đặt vị trí bếp nấu tại khu vực này chúng ta phải dùng hút mùi đảo treo thả từ trần bếp xuống thẳng vị trí của bếp nấu.
- Cũng giống như tủ bếp chữ I và L về các thiết bị, phụ kiện đi kèm nhưng với tủ bếp đảo có một chút khác biệt là nó có thể có hoặc không có giá góc liên hoàn, mâm xoay tùy theo thiết kế và nhu cầu sử dụng của chúng ta. Nếu vị trí đảo ta đặt bếp nấu thì hút mùi chúng ta phải sử dụng máy hút mùi đảo được treo thả từ trên trần xuống.
Đến đây, chắc hẵng bạn đã biết được các thông tin cơ bản mà bạn cần phải biết trước khi làm nội thất bếp rồi đúng không nào. Tủ Bếp Việt chúng tôi rất hận hạnh được phục vụ quí khách hàng.
Xin chân thành cảm ơn!!